A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chuyên đề triển khai Giáo dục STEEM năm học 2023 -2024

HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN

Thực hiện công văn số 339/ PGDĐT, ngày 28/8/2023 của Phòng Giáo dục Khoái châu  về việc thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Tiểu học năm học 2023-2024, chiều ngày 15/9/2023, trường Tiểu học Việt Hòa đã tổ chức tập huấn nội dung giáo dục STEM cho 100% CB,GV trong nhà trường nhằm giúp CB, GV của trường được tiếp cận, làm quen với giáo dục STEM và nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về vị trí, vai trò và ý nghĩa của giáo dục STEM trong thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học, tiến tới tổ chức thực hiện giáo dục STEM trong nhà trường.

Nội dung tập huấn được tổ chức làm 2 phần:

Phần 1: Tìm hiểu một số vấn đề cơ bản về giáo dục STEM cấp tiểu học.

  1. Định hướng và sự phù hợp triển khai các hoạt động giáo dục STEM ở cấp Tiểu học trong chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
  2. Quy trình tổ chức hoạt động giáo dục STEM ở cấp Tiểu học.

          Đặc biệt nội dung tập huấn đi sâu vào hướng dẫn giáo viên về Quy trình thiết kế kĩ thuật và quy trình nghiên cứu khoa học để thực hiện bài học STEM.

Quy trình thiết kế kĩ thuật: Thiết kế kĩ thuật là quá trình phát hiện vấn đề cần giải quyết, cần đổi mới trong thực tiễn; đề xuất giải pháp kĩ thuật, công nghệ để giải quyết; tạo sản phẩm kĩ thuật, công nghệ; thử nghiệm và đánh giá mức độ đáp ứng của sản phẩm theo các tiêu chí đặt ra.

          Bước 1. Xác định vấn đề Trong thiết kế kĩ thuật, vấn đề cần giải quyết là những thử thách kĩ thuật, một sản phẩm cần chế tạo hoặc cải tiến để giải quyết được vấn đề thực tiễn. Vấn đề có thể được xác định thông qua quan sát thế giới tự nhiên, môi trường sống, qua đọc tài liệu, qua khảo sát nhu cầu,... Với học sinh tiểu học, giáo viên thường chủ động đặt ra tình huống để khơi gợi ý tưởng sản phẩm từ học sinh. Sản phẩm được đề xuất thực hiện cần được làm rõ các yêu cầu cụ thể theo các tiêu chí để làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu, thiết kế và chế tạo. Ví dụ, giáo viên dẫn dắt học sinh về nhiệm vụ thiết kế chế tạo xe đồ chơi từ vật liệu tái chế để làm quà tặng cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Trong đó, giáo viên có thể đề cập vấn đề đồ chơi sử dụng pin có thể không an toàn. Từ đó, giáo viên đặt ra nhiệm vụ chế tạo xe đồ chơi với yêu cầu xe hoạt động dựa trên tính chất đàn hồi của vật liệu và sử dụng vật liệu tái chế.

Bước 2. Nghiên cứu kiến thức nền Để giải quyết nhiệm vụ được đặt ra, học sinh sẽ tìm hiểu các thông tin liên quan. Thông tin tìm hiểu tổng quan có thể được thực hiện thông qua đọc sách, tài liệu, thiết bị minh họa, mẫu… Giáo viên tổ chức các hoạt động để học sinh suy nghĩ, nêu các thắc mắc về thông tin hay kiến thức về sản phẩm. Giáo viên có thể khuyến khích học sinh hoạt động tự tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức để sử dụng vào việc đề xuất, thiết kế sản phẩm. Tùy vào mức độ của học sinh tiểu học, giáo viên cần xây dựng các hoạt động khám phá phù hợp, liên kết chặt chẽ với vấn đề cần giải quyết để tạo ra sản phẩm theo tiêu chí hoặc yêu cầu đã đặt ra. Ví dụ, học sinh lựa chọn các thiết bị phù hợp để lắp đặt một mạch điện đơn giản làm đèn pin. Cụ thể: nguồn điện có thể là pin nút, nguồn gồm 2 pin AA,…; dây dẫn có thể là dây đồng, băng keo đồng, giấy nhôm…; vật được thắp sáng là đèn LED. Ở bước này, học sinh sẽ trình bày các ý tưởng của mình thông thông qua vẽ minh họa và chú thích.

 Bước 3. Đề xuất và lựa chọn giải pháp Trong giai đoạn này, học sinh đề xuất các giải pháp dựa trên các thông tin, kiến thức đã tìm hiểu được. Để đề xuất các giải pháp thường sử dụng phương pháp công não (brain storming) kết hợp với sử dụng các công cụ hỗ trợ tư duy. Giáo viên cần tạo không gian cho học sinh sáng tạo, song đồng thời cần phải có hướng dẫn phù hợp để việc đề xuất ý tưởng có sự gắn kết với các kiến thức đã tìm hiểu ở hoạt động trước đó. Giáo viên có thể tổ chức để học sinh chia sẻ các ý tưởng thiết kế của mình với nhau để từ đó có thể giúp các em điều chỉnh và hoàn thiện thiết kế. 27 Tài liệu dùng cho tập huấn triển khai thực hiện giáo dục STEM cấp Tiểu học theo Công văn số 909/BGDĐT-GDTH ngày 08/3/2023 Ví dụ, xe có 4 bánh và bánh xe cần phải có dạng hình tròn nên có thể sử dụng các nắp chai; hay để xe chạy không cần sử dụng pin thì có thể tạo ra chuyển động nhờ vào vật liệu đàn hồi như dây cao su hoặc bóng bay… Ở bước này, học sinh sẽ trình bày các ý tưởng của mình thông thông qua vẽ minh họa và chú thích.

Bước 4. Chế tạo, thử nghiệm và đánh giá Học sinh dựa vào bản thiết kế đã hoàn thiện để thực hiện chế tạo sản phẩm. Ở bước này, học sinh cần thực hiện thao tác kĩ thuật kết hợp sử dụng các nguyên vật liệu phù hợp. Do đó, để đảm bảo được tính hiệu quả của hoạt động này, giáo viên cần có dự kiến về nguyên vật liệu và công cụ có thể cung cấp cho học sinh để định hướng từ hoạt động thiết kế hoặc giới hạn trong nhiệm vụ học tập của học sinh. Chẳng hạn, với hoạt động chế tạo xe đồ chơi, giáo viên có thể yêu cầu học sinh tận dụng chai nhựa đã qua sử dụng để có nguồn nguyên liệu đáp ứng cho hoạt động chế tạo. Sau khi chế tạo, học sinh sẽ thử nghiệm và ghi nhận lại các kết quả từ sản phẩm. Giáo viên có thể định hướng để học sinh suy nghĩ về các cải tiến cần có làm cho sản phẩm có thể hiệu quả hơn. Ví dụ, với xe đồ chơi chuyển động do tính chất đàn hồi của dây cao su (hay dây thun), học sinh có thể thử nghiệm để đánh giá độ dài quãng đường xe di chuyển được với số lần quấn dây quay trục bánh xe để lựa chọn loại dây cao su có hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, trong quá trình thử nghiệm, học sinh có thể ghi nhận và cải tiến cách quấn dây quanh trục bánh xe để xe chuyển động hiệu quả.

 Bước 5. Chia sẻ, thảo luận và điều chỉnh Kết thúc quy trình kĩ thuật, một sản phẩm, một giải pháp được hoàn thiện đáp ứng yêu cầu cho trước giải quyết vấn đề hay một nhiệm vụ. Học sinh sẽ chia sẻ sản phẩm với thầy cô, bạn bè và mở rộng hơn với người thân, gia đình và cộng đồng. Hoạt động chia sẻ một lần nữa giúp học sinh củng cố lại các khái niệm hay kiến thức đã chiếm lĩnh được sau quá trình thiết kế chế tạo sản phẩm. Giáo viên có thể hỗ trợ bằng các câu hỏi gợi ý về nội dung chia sẻ, cách thức chia sẻ để học sinh có thể làm quen và dần dần hình thành thói quen cũng như kĩ năng chia sẻ kết quả. Ví dụ, học sinh trình bày về cách làm xe đồ chơi, tập trung làm rõ cách sử dụng vật liệu đàn hồi phù hợp để giúp xe chuyển động được. Học sinh chia sẻ và biểu diễn cách sử dụng sản phẩm để các bạn cùng trao đổi và góp ý. Dựa vào vấn đề được lựa chọn để xây dựng chủ đề là câu hỏi khoa học hay giải pháp kĩ thuật, giáo viên sẽ lựa chọn quy trình phù hợp để xây dựng tiến trình tổ chức giáo dục STEM phù hợp. Trong tài liệu này, các hoạt động giáo dục STEM chủ yếu được tổ chức quy trình thiết kế kĩ thuật để gia tăng cơ hội thực hành các thao tác kĩ thuật, tạo ra sản phẩm để giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Quy trình nghiên cứu khoa học: Giáo viên đã được tiếp cận và làm quen trong quá trình thực hiện phương pháp dạy học “ Bàn tay nặn bột”.

Phần 2: Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục STEM ở cấp tiểu học

2.1: Bài học STEM.

 Bài học STEM là quá trình dạy học mà trong đó, dưới sự tổ chức của giáo viên, học sinh chủ động thực hiện các hoạt động học tập trong một không gian, thời gian cụ thể để giải quyết các vấn đề thực tiễn trên cơ sở vận dụng kiến thức, kĩ năng trong các lĩnh vực liên quan đến STEM, phù hợp với nội dung cụ thể trong chương trình các môn học như Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Công nghệ, Tin học, Toán, Mĩ thuật… góp phần hình thành phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh. Trong hình thức này, học sinh có thể đạt được yêu cầu cần đạt đối với các nội dung môn học cụ thể được quy định trong chương trình thông qua các bài học STEM. Các bài học này được đưa vào kế hoạch giáo dục của môn học và được triển khai ngay trong quá trình dạy học các môn học thuộc lĩnh vực STEM. Tuỳ vào đặc điểm của nội dung bài học, mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh được xác định trong bài học, thời lượng thực hiện, điều kiện thực tiễn của nhà trường (cơ sở vật chất, năng lực của giáo viên, học sinh…), có thể triển khai bài học STEM theo các quy trình phù hợp đã được trình bày ở mục 1.4. Tuy nhiên, dù triển khai theo quy trình nào, bài học STEM cần đảm bảo một số các yêu cầu sau:

● Bài học STEM có nội dung bám sát chương trình giáo dục phổ thông ở cấp tiểu học với các môn học liên quan. Yêu cầu này nhằm đảm bảo học sinh có cơ hội tìm hiểu/khám phá/hình thành kiến thức kĩ năng trong chương trình môn học, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đó để giải quyết các vấn đề học tập hoặc thực tiễn đặt ra trong bài học STEM. Từ đó, học sinh đạt được các yêu cầu cần đạt đã 32 Tài liệu dùng cho tập huấn triển khai thực hiện giáo dục STEM cấp Tiểu học theo Công văn số 909/BGDĐT-GDTH ngày 08/3/2023 được quy định đối với những nội dung liên quan đến bài học đã được quy định trong chương trình.

● Nội dung dạy học và các vấn đề đặt ra trong bài học STEM gắn kết với bản chất, nguyên lí khoa học của thế giới tự nhiên và các vấn đề của thực tiễn. ● Trong bài học STEM, thông qua các hoạt động học tập tích cực theo quy trình khám phá khoa học hoặc thiết kế kĩ thuật, học sinh được tạo cơ hội tham gia các hoạt động tìm tòi và khám phá, định hướng hành động và tạo ra sản phẩm học tập.

● Trong bài học STEM, học sinh được tăng cường hoạt động nhóm đa dạng, hiệu quả để giải quyết vấn đề.

 ● Bài học STEM ưu tiên sử dụng các thiết bị, công nghệ sẵn có, dễ tiếp cận với chi phí tối thiểu để đảm bảo tất cả đối tượng học sinh trong lớp đều có thể tham gia. Việc thiết kế bài học STEM được thực hiện dựa trên việc phân tích mạch nội dung, yêu cầu cần đạt trong chương trình, bối cảnh và vấn đề cần giải quyết trong thực tiễn thuộc các lĩnh vực khác nhau của đời sống. Kế hoạch bài học STEM được thực hiện theo khung bài dạy của Công văn 2345/BGDĐT-GDTH ngày 07/06/2021, trong đó sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực góp phần phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh. Cấp tiểu học thuộc giai đoạn giáo dục cơ bản, có mục tiêu giáo dục trọng tâm là hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt. Vì vậy các bài học STEM có thể hướng về các nội dung như khám phá hoặc giải quyết một số vấn đề gần gũi như khám phá bản thân và vấn đề trong học tập, tìm hiểu các hiện tượng và vấn đề thường gặp ở gia đình, cộng đồng và thế giới tự nhiên xung quanh.

2.2. Cấu trúc chi tiết Bài học STEM theo từng lớp .

 Thiết kế bài học STEM dưới hình thức tổ chức dạy học tích hợp. Nội dung và yêu cầu cần đạt của bài học STEM bám sát yêu cầu cần đạt của các môn học/hoạt động giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học (như Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Công nghệ, Toán, Tin học, Nghệ thuật, Hoạt động trải nghiệm và một số môn học khác).

Thời lượng tổ chức thực hiện bài học STEM được xây dựng dựa trên thời lượng các môn học/hoạt động giáo dục có liên quan đến bài học STEM một cách khoa học, linh hoạt, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, không gây quá tải đối với học sinh và giáo viên và được thể hiện trong kế hoạch giáo dục nhà trường theo quy định.

Một số ví dụ minh họa.

 Bài học STEM Lớp 1

STT

Tên bài

Môn chủ đạo và tích hợp

Yêu cầu cần đạt

Mô tả bài học

Gợi ý thời điểm tổ chức

1

Trải nghiệm cùng khay 10 học Toán

Môn chủ đạo:

Toán học

Đếm, đọc được các số trong phạm vi 10.

Thực hiện được đếm, đọc, viết các số trong phạm vi 10, đồng thời phối hợp với các kĩ năng mĩ thuật để tạo ra dụng cụ khay 10 học Toán.

Khi dạy nội dung Các số từ 0 đến 10 (môn Toán)

Bài 2: Các số 6, 7, 8, 9, 10 – Sách KNTT

Bài 17: Số 10 – Sách CTST

Bài 8: Luyện tập – Sách CD

Môn tích hợp: Mĩ thuật

– Hiểu được một số thao tác, công đoạn cơ bản để làm nên sản phẩm.

– Phối hợp được một số kĩ năng: gấp, vẽ,... trong thực hành, sáng tạo.

– Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm, chia sẻ mục đích sử dụng.

2

Dụng cụ so sánh số trong phạm vi 10

Môn chủ đạo:

Toán học

 

– Có biểu tượng ban đầu về nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau.

– So sánh được số lượng của hai nhóm đồ vật qua dụng cụ so sánh, sử dụng được các từ nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau.

Thực hiện được so sánh hai số trong phạm vi 10, đồng thời phối hợp với các kĩ năng mĩ thuật để tạo ra dụng cụ so sánh số.

Khi dạy nội dung Luyện tập  (môn Toán)

Môn tích hợp: Mĩ thuật

– Hiểu được một số thao tác, công đoạn cơ bản để làm nên sản phẩm.

– Phối hợp được một số kĩ năng: cắt, dán,... trong thực hành, sáng tạo.

– Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm, chia sẻ mục đích sử dụng.

 

Bài học STEM Lớp 2

STT

Tên chủ đề

Môn chủ đạo và tích hợp

Yêu cầu cần đạt

Mô tả bài học

Gợi ý thời điểm tổ chức

1

Tia số của em

Môn chủ đạo: Toán

Nhận biết được tia số và viết được số thích hợp trên tia số.

Nhận biết được số liền trước, số liền sau của một số.

Nhận biết được tia số đồng thời kết hợp với các kĩ năng mĩ thuật để tạo tia số. Vận dụng tia số để xác định số liền trước, số liền sau, so sánh các số, thực hiện cộng, trừ trong phạm vi 20.

Khi học nội dung Tia số

Bài 2. Tia số. Số liền trước, Số liền sau – Sách KNTT

Bài Tia số - Số liền trước, Số liền sau – Sách CTST

Bài Tia số. Số liền trước – Số liền sau – Sách CD

Môn tích hợp: Mĩ thuật

Thực hành sáng tạo sản phẩm đồ dùng học tập.

Thực hiện được các bước trong thực hành tạo ra sản phẩm.

– Biết chia sẻ ý định sử dụng sản phẩm và bảo quản đồ dùng học tập.

2

Nghề nghiệp của người thân

Môn chủ đạo: Tự nhiên và Xã hội

– Đặt được câu hỏi để tìm hiểu thông tin về tên công việc, nghề nghiệp của những người lớn trong gia đình và ý nghĩa của những công việc, nghề nghiệp đó đối với gia đình và xã hội.

– Thu thập được một số thông tin về những công việc, nghề có thu nhập, những công việc tình nguyện không nhận lương.

– Chia sẻ được với các bạn, người thân về công việc, nghề nghiệp yêu thích sau này.

Tìm hiểu được thông tin về tên công việc, nghề nghiệp của những người lớn trong gia đình và chia sẻ được về công việc, nghề nghiệp yêu thích sau này; phối hợp với đo độ dài, sắp xếp vị trí của các thông tin và các kĩ năng mĩ thuật để thiết kế sổ tay nghề nghiệp.

Khi dạy nội dung Nghề nghiệp của người lớn trong gia đình (môn Tự nhiên & Xã hội)

Tuần 2: Bài 2: Nghề nghiệp của người lớn trong gia đình – Sách KNTT

Tuần 2: Bài 2: Nghề nghiệp của người thân trong gia đình – Sách CTST

Tuần 2: Bài 2: Nghề nghiệp – Sách CD

Môn tích hợp: Toán

– Nhận dạng được hình vuông, hình chữ nhật, thông qua việc sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật.

– Thực hiện được việc đo độ dài bằng thước thẳng với đơn vị đo là cm.

Môn tích hợp: Mĩ thuật

– Sử dụng được các vật liệu có sẵn làm sản phẩm.

– Thực hiện được các bước để tạo ra sản phẩm.

– Làm được các sản phẩm vẽ, cắt, xé dán theo sở thích.

Bài học STEM Lớp 3

STT

Tên chủ đề

Môn chủ đạo và tích hợp

Yêu cầu cần đạt

Mô tả bài học

Gợi ý thời điểm tổ chức

1

Họ hàng nội, ngoại

Môn chủ đạo: Tự nhiên và xã hội

– Nêu được mối quan hệ họ hàng nội,  ngoại và xưngđúng với các thành viên trong gia đình thuộc họ nội, họ ngoại.

– Vẽ, viết hoặc cắt dán ảnh vào sơ đồ gia đình và họ hàng nội, ngoại theo mẫu.

– Nêu được ý tưởng làm cây gia đình.

– Chia sẻ được phương án làm cây gia đình.

Nêu được mối quan hệ họ hàng nội, ngoại; biết xưng hô và bày tỏ tình cảm với họ hàng nội, ngoại; phối hợp việc đo, vẽ, tạo hình gắn với một số hình phẳng, hình khối và các kĩ năng mĩ thuật khác để làm cây gia đình.

Bài 1: Họ hàng và những ngày kỉ niệm của gia đình – Sách KNTT

Môn tích hợp: Toán

– Nhận dạng được hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật, khối lập phương, khối hộp chữ nhật… thông qua việc sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật.

– Thực hiện được việc đo độ dài bằng thước thẳng với đơn vị đo là cm.

– Giải quyết được một số vấn đề liên quan đến gấp, cắt, ghép, xếp, vẽ và tạo hình trang trí

Môn tích hợp: Mĩ thuật

– Sử dụng được các vật liệu có sẵn làm sản phẩm.

– Thể hiện được chi tiết, hình ảnh làm trọng tâm ở sản phẩm.

– Làm được các sản phẩm vẽ, cắt, xé dán theo sở thích.

– Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm, chia sẻ mục đích sử dụng.

2

Bảng nhân, chia

Môn chủ đạo: Toán

– Vận dụng được các bảng nhân, bảng chia 2, 3,..., 9 trong thực hành tính.

Tìm được kết quả của các phép tính trong bảng nhân, chia 2, 3, 4,… 9, đồng thời phối hợp với các kĩ năng mĩ thuật để thiết kế bảng nhân, chia tiện ích.

Khi dạy nội dung Bảng nhân, chia  (môn Toán)

Môn tích hợp: Mĩ thuật

– Hiểu được một số thao tác, công đoạn cơ bản để làm nên sản phẩm.

– Phối hợp được một số kĩ năng: cắt, xé, dán, vẽ, in, ghép, nặn, uốn,... trong thực hành, sáng tạo.

– Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm, chia sẻ mục đích sử dụng.

Bài học STEM Lớp 4

STT

Tên chủ đề

Môn chủ đạo và tích hợp

Yêu cầu cần đạt

Mô tả bài học

Gợi ý thời điểm
tổ chức

1

Sự chuyển thể của nước

và vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên

Môn chủ đạo:

Khoa học

− Quan sát và làm được thí nghiệm đơn giản để phát hiện ra sự chuyển thể của nước.

− Vẽ sơ đồ và sử dụng được các thuật ngữ: bay hơi, ngưng tụ, đông đặc, nóng chảy để mô tả sự chuyển thể của nước.

− Vẽ được sơ đồ và ghi chú được “Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên”.

Quan sát và làm được thí nghiệm đơn giản để phát hiện ra sự chuyển thể của nước, vẽ được sơ đồ, mô tả được sự chuyển thể của nước và vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên; phối hợp với việc tính toán và các kĩ năng mĩ thuật để làm mô hình vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

Tuần 2

Bài 2. Sự chuyển thể của nước và vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên – Sách KNTT

 

Môn tích hợp:

Toán học

– Giải quyết được một số vấn đề liên quan đến gấp, cắt, ghép, xếp, vẽ và tạo hình trang trí.

Môn tích hợp:

Mĩ thuật

– Hiểu được một số thao tác, công đoạn cơ bản để làm nên sản phẩm.

– Thể hiện được chi tiết hoặc hình ảnh trọng tâm ở sản phẩm.

2

Gió, bão

Môn chủ đạo:

Khoa học

– Quan sát và (hoặc) làm thí nghiệm để: Nhận biết được không khí chuyển động gây ra gió và nguyên nhân làm không khí chuyển động (khối không khí nóng bốc lên cao, khối không khí lạnh tới thay thế).

– Nhận xét, so sánh được mức độ mạnh của gió qua quan sát thực tế hoặc tranh ảnh, video clip; nêu và thực hiện được một số việc cần làm để phòng tránh bão.

Nhận biết được không khí chuyển động gây ra gió và nguyên nhân làm không khí chuyển động, so sánh được độ mạnh của gió, thực hiện một số việc làm để phòng tránh gió bão phối hợp việc đo độ dài, công nghệ làm đồ chơi và các kĩ năng mĩ thuật để làm chiếc đèn kéo quân.

Tuần 6

Bài 6. Gió bão và phòng chống bão – Sách KNTT

 

Môn tích hợp: Toán học

Thực hiện được việc đo độ dài bằng thước thẳng với đơn vị đo bằng xăng-ti-mét.

Môn tích hợp: Công nghệ

Làm được đồ chơi đơn giản theo hướng dẫn.

Môn tích hợp: Mĩ thuật

Phối hợp được một số kĩ năng: cắt, dán, xếp, gắn, vẽ,… trong thực hành, sáng tạo.

 

Phần 3: Giáo viên dự 2 tiết BÀI 14: ĐỒNG HỒ TIỆN ÍCH

 ( giáo viên dạy: Nguyễn Thị Anh- tổ phó tổ 2+3)

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
GIÁO DỤC VÀ THỜI ĐẠI
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 3
Tháng 04 : 258
Tháng trước : 237